Vấn dề phiên dịch kinh diển ở Việt Nam có một số diểm dặc thù cần lưu ý. Kể từ thời diểm khoa thi bằng chữ Hán cuối cùng nam 1919 trở về trước, van tự chính thức dược sử dụng trong các hoạt dộng giáo dục, hành chánh và van hóa xã hội nói chung ở nước ta vẫn là chữ Hán. Vì thế, những thế hệ người Việt Nam trước dó hầu như không có nhu cầu chuyển dịch kinh diển sang tiếng Việt (hay chữ Nôm của thời ấy). Người Trung Hoa thu thập và khắc in bộ Ðại tạng kinh chữ Hán dầu tiên vào nam 971 (thời Tống Thái Tổ) thì dến nam 1008, tức là sau dó chỉ 37 nam, vua Lê Long Ðĩnh dã sai người sang Trung Hoa thỉnh dược Ðại tạng kinh về Việt Nam. Và việc tiếp cận với Ðại tạng kinh bằng chữ Hán hoàn toàn không có khó khan gì về mặt ngôn ngữ dối với tầng lớp trí thức thời ấy, bởi chữ Hán là loại chữ viết chính thức mà họ dược dào tạo. Như vậy, với sự hiện diện của Ðại tạng kinh chữ Hán tại Việt Nam, tầng lớp trí thức hầu như dã dễ dàng tiếp thu giáo lý dạo Phật. Hơn thế nữa, tuy chúng ta vẫn dược nghe dề cập dến một số bản kinh dịch sang chữ Nôm, nhưng với diều kiện thực tiễn của dất nước ta từ thế kỷ 19 trở về trước, có thể nói số người dọc dược thông thạo chữ Nôm còn ít hơn cả số người giỏi chữ Hán. Chưa nói dến một trở ngại khác nữa là chữ Nôm chưa có sự nhất quán, mà dược viết khác nhau ở từng vùng miền hoặc tùy theo vị thầy dạy. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi người Việt Nam trước dây không dặt ra vấn dề phiên dịch kinh diển. Nói cách khác, tất cả những thế hệ trước dây của người Việt dều dã tiếp nhận Phật pháp chủ yếu từ Hán tạng, từ các bậc danh tang lỗi lạc thời Lý, Trần... cho dến những vị tôn túc gần dây như Thích Trí Tịnh, Thích Trí Quang, Thích Thanh Từ... cũng dều là những người dã tiếp nhận Phật pháp từ kinh van chữ Hán. Nhưng vấn dề dã thay dổi kể từ khi chúng ta khai tử chữ Hán trong dời sống xã hội và bắt dầu sử dụng chữ quốc ngữ ngày càng rộng rãi. Những thế hệ nối tiếp dần dần xa lạ với chữ Hán, xem dó như một thứ ngôn ngữ học thuật không còn phổ biến, và ngay cả những từ Hán Việt trong ngôn ngữ thường ngày dôi khi cũng bị một số người xem là khó hiểu. Như vậy, việc tiếp cận lời dạy của Phật qua Ðại tạng kinh chữ Hán dối với những thế hệ từ nay về sau là diều hết sức khó khan, hay nói cách khác thì khả nang này chỉ có dược ở một thiểu số hiếm hoi. Vì thế, nhu cầu chuyển dịch Ðại tạng kinh sang tiếng Việt là diều cấp thiết.
Dieser Download kann aus rechtlichen Gründen nur mit Rechnungsadresse in A, B, CY, CZ, D, DK, EW, E, FIN, F, GR, H, IRL, I, LT, L, LR, M, NL, PL, P, R, S, SLO, SK ausgeliefert werden.